ĐIỂM TIN

recent

Các phân hệ nghiệp vụ của một phần mềm ERP

Các phân hệ nghiệp vụ của ERP
Trong bài “ERP – Một phong cách quản lý” [2] của tác giả Trần Sơn đăng trên tạp chí “PC World Việt Nam, Seri B” số tháng 10.2003 và trong một loạt bài “ERP” [3] của tác giả Andrew Lyon đăng trên báo “Saigon Time Daily” trong tháng 6.2003 thì một hệ thống ERP sẽ bao gồm các phân hệ sau:
  1. Kế toán tài chính (Finance)
  2. Quản lý bán hàng và phân phối (Sales and Distribution)
  3. Quản lý mua hàng (Purchase Control)
  4. Quản lý hàng tồn kho (Stock Control)
  5. Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control)
  6. Quản lý dự án (Project Management)
  7. Quản lý dịch vụ (Service Management)
  8. Quản lý nhân sự (Human Resouce Management)
  9. Báo cáo quản trị (Management Reporting)
  10. Báo cáo thuế (Tax Reports).
Đối với các phần mềm ERP hiện đại thì ngoài các phần hệ trên còn có thêm các giải pháp kết nối liên kết với các thiết bị mã vạch, kết nối với các máy tính cầm tay PDA phục vụ đội ngũ bán hàng di động, kết nối với điện thoại di động phục vụ cho truy nhập từ xa và không dây…

Trên đây chỉ là liệt kê các phân hệ chính của một hệ thống ERP. Trong mỗi phân hệ nêu trên lại có các phân hệ/chức năng con của nó. Chi tiết tất cả các phân hệ/chức năng con sẽ gồm có:
  1. Kế toán tài chính
·         Sổ cái (General Ledger)
·         Quản lý vốn bằng tiền (Cash management)
·         Công nợ phải thu (Accounts Receivable)
·         Công nợ phải trả (Account Payable)
·         Tài sản cố định (Fixed Assets)
·         Lập dự toán ngân sách (Budgeting)
·         Hợp nhất báo cáo (Financial Statement Consolidation).
  1. Quản lý bán hàng và giao nhận
·         Thông tin (cơ sở dữ liệu) khách hàng (Customer files)
·         Cập nhật đơn hàng và viết hóa đơn (Order Entry and Billing)
·         Phân tích bán hàng (Sales Analysis)
·         Lập kế hoạch phân phối (Delivery Planning and Shipment).
  1. Quản lý mua hàng
·         Quản lý đơn mua hàng (Purchase Order)
·         Nhận hàng (Receiving Transactions).
  1. Quản lý hàng tồn kho
·         Danh điểm vật tư (Stock Item Data)
·         Nhập xuất kho (Stock Transactions)
·         Kiểm kê kho (Physical Count).
  1. Lập kế hoạch và quản lý sản xuất
·         Khai báo công thức/định mức sản phẩm (BOM – Bill of Meterial)
·         Khai báo dây chuyền sản xuất (Routing)
·         Tính giá thành sản phẩm (Standard and Actual Product Costing)
·         Lập kế hoạch sản xuất (MPS – Master Production Schedule)
·         Lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP – Material Requirements Planning)
·         Lập kế hoạch điều phối năng lực (CRP – Capability Requirements Planning)
·         Quản lý phân xưởng (SFC - Shop Floor Control)
·         Quản lý lệnh sản xuất (Work Order).
  1. Quản lý dự án
  1. Quản lý dịch vụ
·         Quản lý dịch vụ khách hàng
·         Quản lý bảo hành, bảo trì.
  1. Quản lý nhân sự
·         Quản lý nhân sự
·         Tính lương
·         Chấm công.
  1. Báo cáo quản trị
·         Các báo cáo quản lý, công cụ phân tích số liệu nhiều chiều trên cơ sở liên kết số liệu từ tất cả các phân hệ.
10. Báo cáo thuế
·         Lập các báo cáo tài chính và các báo cáo thuế định kỳ theo yêu cầu cho các cơ quan chức năng.

·         Các tính năng kỹ thuật quan trọng cần phải có của phần mềm ERP là: cho phép quản lý đa tiền tệ, quản lý nhiều công ty, nhiều chi nhánh, có giao diện đa ngôn ngữ, cho phép copy vào/ra (import/export) ra/vào EXCEL, có khả năng phân tích dữ liệu Drill-Down…
Các phân hệ nghiệp vụ của một phần mềm ERP Reviewed by Truong Nguyen on 20:35 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Tất cả bản quyền thuộc về Phần mềm Bravo - Phần mềm ERP bán chạy số 1 Việt Nam © 2016 - 2017
Phát triển bởi Phần mềm Infor ERP

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.